Trị liệu tê bì chân tay và khớp gối

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 147 | Cật nhập lần cuối: 6/22/2022 3:49:28 PM | RSS

TRIỆU CHỨNG BỆNH

  • Tình trạng tê nhức đi kèm châm chích, ngứa ran xuất hiện về đêm hoặc sáng sớm sau khi thức dậy, có thể xảy ra ở một vài vị trí hoặc lan dọc khắp cánh tay, cẳng chân.
  • Hiện tượng rối loạn cảm giác này không liên quan tới các kích thích cảm giác bên ngoài mà do chèn ép rễ thần kinh gây nên.
  • Tê ngứa đầu ngón tay, ngón chân: người bệnh có cảm giác tê nhức, râm ran ở các đầu ngón tay, ngón chân. Ở các kẽ ngón còn có thể có biểu hiện ngứa ran, khó chịu.
  • Tê buốt dọc cánh tay, cẳng chân: các cơn tê buốt lan dọc hết cánh tay, cẳng chân, gây hạn chế vận động cho người bệnh.

  • Chuột rút tay, chân: có hiện tượng co thắt đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân.
  • Mất cảm giác tay, chân: tê bì kéo dài khiến chân, tay bị mất cảm giác. Đây là triệu chứng thường xuất hiện về đêm.

LIỆU PHÁP THỰC HIỆN

  • Vật lý trị liệu là phương pháp rất hiệu quả để thư giãn cơ và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó làm giảm triệu chứng tê bì tay chân.
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau như xoa bóp, ấn huyệt, tác động vào các cơ và dây thần kinh trên cơ thể, kết hợp liệu pháp thủy trị liệu (ngâm tắm lá thảo mộc), nhiệt trị liệu (hệ thống các phòng xông hơi hiện đại) mang lại kết quả điều trị tuyệt vời.
  • Kết hợp một số dược liệu Đông Y

HIỆU QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ

  • Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, tốt nhất nên ngủ ngửa
  • Không nên gối đầu tay hay sử dụng gối quá cao gây chèn ép dây thần kinh và làm cản trở lưu thông máu.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ, không quá nóng hoặc quá lạnh
  • Nên tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, thực phẩm giàu vitamin.

PHÒNG BỆNH

  • Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, tốt nhất nên ngủ ngửa.
  • Không nên gối đầu tay hay sử dụng gối quá cao gây chèn ép dây thần kinh và làm cản trở lưu thông máu.
  • Duy trì nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nên tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp, thực phẩm giàu vitamin.